Sự nghiệp Richard_Clayderman

Thời trẻ

Clayderman học chơi piano từ cha của mình, một giáo viên piano.

Khi 12 tuổi, ông được nhận vào nhạc viện Paris, nơi ông được đánh giá cao vào cuối tuổi thanh niên. Những khó khăn về tài chính đã ngăn cản ông theo đuổi sự nghiệp đầy triển vọng là trở thành nghệ sĩ piano. Thay vào đó, để kiếm sống, Richard đã làm nhân viên ngân hàng và người đệm nhạc cho những ban nhạc đương thời. Ông từng đệm nhạc cho các ca sĩ như Johnny Hallyday, Thierry Le LuronMichel Sardou.

Thành công và phê bình

Clayderman đã thu âm hơn 1.300 giai điệu, và đã tạo nên một phong cách riêng cho mình. Ông đã dành nhiều thời gian thực hiện các buổi hòa nhạc. Đến năm 2006, con số kỷ lục bán đĩa của ông vào khoảng 150 triệu USD, và có 267 đĩa vàng, 70 đĩa bạch kim để tín dụng của mình. Ông là nổi tiếng tại châu Á và được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness là "nghệ sĩ piano thành công nhất trên thế giới".[1]

Clayderman rất nổi tiếng ở các nước thế giới thứ ba, nhiều nhà phê bình cho rằng nhạc của ông là "nhạc thang máy"[2][3], bởi vì các tác phẩm của ông được chơi ở những nơi không gian rộng rãi, chuyển tiếp như thang máy, khu buôn bán...

Mặc dù là một nhạc sĩ rất nổi tiếng và bán được nhiều đĩa nhạc, Clayderman vẫn thường bị phê bình — đặc biệt là từ những người yêu đàn piano (cả cổ điển lẫn thông thường, như Jazz), các nhà phê bình, các nhạc sĩ và những người am hiểu - cho rằng ông có kỹ thuật hạn chế, trình diễn nhạc mang chất tính thương mại khi đã chơi các bản nhạc cổ điển ở dạng cách điệu. Một số xem ông là biểu tượng của sự hào nhoáng mà rỗng tuếch.[cần dẫn nguồn]

Một vài giáo viên âm nhạc Trung Quốc đã góp phần phổ biến nhạc của ông vào Trung Quốc đại lục nhằm làm tăng số lượng sinh viên học đàn piano kể từ thập niên 1980. Theo sách Last Chance to See của Douglas Adams xuất bản năm 1990 thì Clayderman là nghệ sĩ chơi piano nổi tiếng nhất tại Trung Quốc kể từ đó.